Kiểm định thang máy là gì? Quy trình kiểm định đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật được tiến hành như thế nào? Hãy cùng Thang máy Gia Huy tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quy trình kiểm định thang máy ngay sau đây để quý khách hàng hiểu rõ về quy trình cũng như tầm quan trọng của an toàn thang máy trước khi đưa vào sử dụng.
Kiểm định thang máy là gì?
Kiểm định thang máy là hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng thang máy định kỳ nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Khi kiểm định thang người kỹ thuật viên sẽ xem xét các chi tiết, hệ thống thang máy đã đảm bảo tiêu chuẩn an toàn hay chưa. Việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một công trình cao tầng và đặc biệt là với sự an toàn của người sử dụng.

Việc kiểm định thang máy sẽ được các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ. Hơn hết, nhà nước cũng có quy định bắt buộc về tiêu chuẩn kiểm định thang đúng kỹ thuật đảm bảo an toàn. Thang máy sẽ được kiểm định định kỳ theo quy định bảo hành bảo dưỡng nhà nước đưa ra.
Tại sao phải kiểm định thang máy?
Thang máy là phương tiện vận chuyển con người, hàng hóa và có liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Đây là thiết bị không thể thiếu của xã hội hiện đại, là phương tiện di chuyển cần thiết trong các tòa nhà cao tầng.

Việc kiểm định thang máy sẽ giúp đảm bảo an toàn cho con người khi sử dụng. Do có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người nên vấn đề này cần được chú ý hơn hết. Đã có nhiều vụ tai nạn chết người xảy ra với thang máy chỉ vì hệ thống bị lỗi, kém chất lượng, không đạt chuẩn
Từ những nguyên nhân này, kiểm định thang kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng là điều vô cùng quan trọng. Nhà nước ta cũng có quy định nghiêm ngặt trong vấn đề kiểm tra, kiểm định an toàn thang máy.
Mỗi chiếc thang máy sau khi kiểm tra sẽ được cấp tem kiểm định ghi rõ ràng ngày tháng kiểm định. Thời hạn kiểm tra thang máy mới định kỳ là 3 năm một lần. Đối với thang máy đã qua sử dụng, thời hạn định kỳ là 1 năm.
Các loại thang máy cần tiến hành kiểm định
Nhiều người sẽ thắc mắc rằng thang máy loại nào cần kiểm định và thang máy nào không. Thực tế, những loại thang máy cần tiến hành kiểm định đa số đều tuân theo quy định của nhà nước.

Kiểm định thang máy điện hay thang máy dẫn động điện loại I, II, III, IV (gọi tắt là thang máy) được phân loại theo TCVN 7628:2007. Chúng thuộc danh mục các loại máy, vật tư, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội ban hành.
Quy trình kiểm định sẽ không áp dụng cho thiết bị nâng dạng thang guồng, thang máy ở mỏ, thang máy tàu thủy, thang máy sân khấu, sàn nâng thăm dò hoặc ở giàn khoan trên biển và các loại đặc chủng khác.
Bên cạnh đó, việc này cũng không áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt như điều kiện khí hậu khắc nghiệt, môi trường cháy nổ, điều kiện địa chấn, thang máy loại V phân loại theo TCVN 7628:2007 hoặc thiết bị có góc nghiêng ray dẫn hướng so với thẳng đứng quá 15 độ.
Nhìn chung, toàn bộ các dòng thang máy gia đình, thang máy tải khách, thang máy tải hàng,… đều phải tiến hành kiểm định một cách định kỳ, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tiêu chuẩn kiểm định thang máy chung
Tiêu chuẩn kiểm định thang máy cần được đảm bảo theo các quy chuẩn hiện hành của nhà nước về yêu cầu kỹ thuật cũng như chất lượng của hệ thống thang máy. Tiêu chuẩn kiểm định chung được ban hành theo các thông tư tiêu biểu như sau:
- Tiêu chuẩn kỹ thuật chung về thang máy: QCVN 02:2019/BLĐTBXH.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình: QCVN 32:2018/BLĐTBXH.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy: QCVN 02:2011/BLĐTBXH.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực: QCVN 08:2013/BLĐTBXH.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy không phòng máy: QCVN 26:2016/BLĐTBXH.

Ngoài ra, nhà nước còn ban hành nhiều tiêu chuẩn liên quan khác để đảm bảo tính chính xác và chất lượng cho từng thiết bị của thang máy. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các thang máy cần được kiểm định theo các quy chuẩn của những thông tư kể trên.
Quy trình kiểm định thang máy mới nhất
Quy trình kiểm định thang máy đúng kỹ thuật sẽ phải trải qua 4 bước sau.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Bước đầu tiên là cần phải xem xét lại tất cả loại hồ sơ kỹ thuật cho thang máy. Hồ sơ kỹ thuật gồm những loại sau:
- Lý lịch thang máy, hồ sơ chế tạo gồm có bản vẽ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống thang máy.
- Hồ sơ thi công lắp đặt.
- Hồ sơ lắp đặt, hồ sơ thay thế, hồ sơ thi công, hoàn công,…
- Hồ sơ sửa chữa, giấy tờ bảo trì bảo dưỡng thang máy,…
- Biên bản và kết quả lần kiểm tra trước đó của thang máy.
- Bản hướng dẫn sử dụng và cách khắc phục sự cố thang máy.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Tiếp theo, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra cáp, các chi tiết và bộ phận của cabin. Việc này giúp đơn vị kỹ thuật kịp thời phát hiện sự cố có thể xảy ra.
Ngoài ra kỹ thuật viên sẽ kiểm tra các thiết bị cấu thành thang máy để xem chúng có gặp các sự cố hay biến dạng hay không. Tiếp theo đó là kiểm tra hệ thống điện và kiểm tra tổng quan các bộ phận chi tiết của hệ thống thang máy có khớp với hồ sơ chế tạo hay không để xem xét tính đồng bộ thiết bị của thang.

Bước 3: Thử nghiệm kiểm định thang máy
Nếu các bước trên đã đạt yêu cầu và thông qua hết, chuyên viên sẽ tiến hành thử nghiệm kiểm định thang máy có tải và không tải. Qua đó các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá tình trạng hoạt động của thang máy sau khi thử nghiệm xong 2 trường hợp kể trên.
Bước 4: Báo cáo, xử lý kết quả kiểm định an toàn thang máy
Khi đã kiểm tra hoàn tất, kỹ thuật viên sẽ tiến hành lập biên bản kiểm định thang máy theo mẫu quy định của nhà nước. Nếu có bất kỳ sự cố nào, đội ngũ kỹ thuật sẽ lập biên bản kiến nghị, khắc phục sự cố. Tiếp theo đội ngũ chuyên gia cũng sẽ thẩm định lại những ưu, nhược điểm của thang máy mà người sử dụng cần đặc biệt chú ý, đồng thời hướng dẫn cách khắc phục. Cuối cùng, nếu thang máy đạt chuẩn an toàn, kỹ thuật viên sẽ thực hiện dán tem kiểm định và ban hành kết quả kiểm định.
Các quy định về kiểm định thang máy
Khi kiểm định thang máy gia đình hay bất kỳ loại thang máy nào, bạn cũng cần tuân thủ nghiêm túc những quy định về thời gian kiểm định.

Kiểm định thang lần đầu
Kiểm định thang lần đầu là khi thang máy vừa hoàn thành việc lắp đặt và chuẩn bị đưa vào sử dụng tại tòa nhà. Nếu thang máy đảm bảo tất cả các yêu cầu về kỹ thuật, nhà nước mới cấp phép đưa vào sử dụng.
Kiểm định thang theo định kỳ
Kiểm định thang theo định kỳ là kiểm tra thang máy sau một thời gian sử dụng. Khi đó các bộ phận trong hệ thống sẽ bị xuống cấp cần tiến hành sửa chữa. Việc kiểm định định kỳ sẽ giúp phát hiện và xử lý ngay những vấn đề phát sinh. Cụ thể:
- Thang máy mới cần kiểm tra ít nhất 3 năm/lần.
- Thang máy trên 10 năm cần kiểm tra ít nhất 2 năm/lần.
Thời hạn kiểm định thang có thể thay đổi theo quy định và yêu cầu của nhà sản xuất. Và khi rút ngắn thời hạn này, kiểm tra viên phải nêu rõ lý do được thay đổi trong biên bản kiểm định.
Kiểm định thang khi có dấu hiệu bất thường
Kiểm định thang máy khi có dấu hiệu bất thường xảy ra phát sinh trong quá trình sử dụng thang máy. Lúc này chủ đơn vị sở hữu thang máy cần kịp thời thông báo đến đơn vị kiểm định. Khi đó đơn vị kiểm định sẽ đến kiểm tra, đánh giá và đưa ra các phương án để khắc phục nhằm đảm bảo an toàn tốt nhất cho người dùng.

Đơn vị nào được quyền kiểm định thang máy
Không phải nơi nào cũng có quyền kiểm định thang máy. Theo nhà nước quy định, đơn vị kiểm định phải là cơ quan có thẩm quyền, có chuyên môn, cụ thể là:
- Đơn vị được nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định.
- Đơn vị được Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, Cục An Toàn Lao Động cấp phép kiểm định.
Một số đơn vị chủ chốt như là:
- Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực I, II, III.
- Trung tâm Kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động (KTATLĐ) TP. HCM.
- CTY Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kiểm định kỹ thuật an toàn (KTAT) Việt Nam.
- CTY Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kiểm định KTAT Dầu khí Việt Nam.
- Trung tâm Kiểm định KTAT Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng.
- Và nhiều đơn vị khác,…
Chi phí kiểm định thang máy
Theo Quyết định số 11/QĐ – KĐ ngày 27/02/2017 của Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực 3, cập nhật bảng giá dịch vụ kiểm định thang máy theo số lượng tầng như sau:
- Dưới 10 tầng, chí phí một lần kiểm định là 2.000.000 VND/thiết bị.
- Từ 10 – 20 tầng sẽ có chi phí là 3.000.0000 VND/thiết bị.
- Trên 20 tầng có chi phí là 4.500.000 VND/thiết bị.
Hậu quả khi không tiến hành kiểm định an toàn thang máy
Việc tuân thủ luật hiện hành về kiểm định thang máy, kiểm soát chất lượng thang đảm bảo an toàn 100% sẽ giúp cho người sử dụng phòng tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nếu không kiểm định thang theo đúng định kỳ, hậu quả xảy đến sẽ vô cùng khó lường. Cụ thể:
Bị mắc kẹt trong thang máy
Bị mắc kẹt trong thang máy là trường hợp hi hữu xảy ra trong một số tòa nhà. Thang máy không đảm bảo an toàn kỹ thuật sẽ thường xuyên gây ra kẹt thang, trục trặc khi vận hành. Điều này xảy ra nếu thang máy không được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.

Thang máy an toàn khi hội tụ đủ các yếu tố như sau:
- Chất lượng sản xuất thang máy được đảm bảo.
- Quá trình thi công, lắp đặt, hoàn thiện, bàn giao đạt chuẩn kỹ thuật và chất lượng.
- Sử dụng và bảo quản thang máy đúng quy cách.
Đối với thang máy mới, việc kiểm định sẽ được thực hiện trước khi bàn giao. Trước khi đưa vào sử dụng, hệ thống thang máy sẽ đảm bảo 100% an toàn cho người dùng. Việc kiểm định cần thực hiện sau 3 năm để bảo đảm khả năng hoạt động ổn định của thiết bị. Theo đó, trường hợp bị mắc kẹt trong thang máy sẽ không thể xảy ra nếu thang được kiểm định kỹ lưỡng, đảm bảo đúng các yếu tố như trên.
Rơi tự do
Một trong những sự cố thang máy gây ám ảnh nhất đó là thang máy rơi tự do. Điều này thực tế rất hiếm gặp với những thang máy hiện đại với công nghệ an toàn. Bởi công nghệ đã tối đa hóa các sự cố rơi tự do bằng các thiết bị được lắp đặt riêng cho sự cố này.
Phanh cơ và phanh điện thang máy sẽ hoạt động để giữ chặt nếu không may sự cố xảy ra. Với các thang cũ đã quá hạn, việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp thang duy trì tính ổn định của hệ thống phanh thang máy này.
Nội dung kiểm định thang máy gia đình tại Công ty thang máy Gia Huy
Nội dung kiểm định thang máy gia định tại Công ty thang máy Gia Huy có sử dụng nhiều thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình có thể khiến khách hàng khó hiểu. Nội dung thang máy này được hiểu như sau:
- Thang máy: Đây là thiết bị nâng phục vụ những tầng dừng đã xác định. Chúng có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng. Thiết bị sẽ di chuyển theo các rail dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 150 độ so với phương thẳng đứng.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Đây là hoạt động kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Kiểm định các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thang máy lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tiêu chuẩn thang máy an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn an toàn khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy hoặc khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Tiêu chuẩn an toàn áp dụng
Các tiêu chuẩn an toàn được áp dụng khi thực hiện quy trình kiểm định thang máy.
- Thang máy điện- yêu cầu an toàn về lắp đặt và cấu tạo: TCVN 6395-2008.
- Thang máy điện- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về lắp đặt và cấu tạo: TCVN 6904-2001.
- Thang máy thuỷ lực- yêu cầu an toàn về lắp đặt và cấu tạo: TCVN 6396-1998:
- Thang máy thuỷ lực- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về lắp đặt và cấu tạo: TCVN 6905-2001.
- Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng: TCVN 7628-2007
- Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng yêu cầu an toàn: TCVN 5867-1995
Phương tiện kiểm định an toàn
Các phương tiện kiểm định phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, phù hợp với đối tượng kiểm định có độ chính xác cao. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát và quản lý các phương tiện kiểm định an toàn như sau:
- Thiết bị đo điện trở cách điện.
- Thiết bị đo điện trở tiếp đất.
- Thiết bị đo dòng điện.
- Thiết bị đo hiệu điện thế.
- Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay.
- Các thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài, đo khe hở, đo đường kính.
- Thiết bị đo cường độ ánh sáng.
- Các thiết bị đo kiểm định thang chuyên dùng khác nếu cần thiết.
Các phương tiện kiểm định kể trên được trung tâm kiểm định trang bị cho chuyên viên. Ngoài ra, các phương tiện này cũng được đảm bảo về độ chính xác, độ mới.
Quy trình kiểm định thang máy đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tại thang máy Gia Huy được thực hiện theo từng bước đầy đủ và đúng quy trình chung. Điều này đảm bảo việc kiểm định diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, đem đến kết quả, chất lượng tốt nhất.
Như vậy, bài viết trên đây của Thang máy Gia Huy đã cung cấp tới quý khách những thông tin quan trọng về quy trình kiểm định thang máy nhằm đảm bảo an toàn. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác, hoặc để tìm hiểu thêm về các dòng thang máy, quý khách vui lòng liên hệ tới Thang máy Gia Huy theo thông tin liên lạc dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
- Địa chỉ: Tổ 45 thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
- Hotline: 0917.268.313
- Email: thangmaygiahuy@gmail.com
Bài viết liên quan: